10 năm trở lại đây, sản lượng nhựa của Việt Nam đã tăng trưởng nhanh và đều đặn với tốc độ trung bình là 15%/năm.

Năm 2010, ngành nhựa đưa ra kế hoạch phát triển. Cụ thể: - Áp dụng
công nghệ tiên tiến để đảm bảo sản phẩm nhựa Việt Nam đáp ứng yêu cầu
về chất lượng, an toàn, vệ sinh và tác động môi trường theo quy định
của Việt Nam và quốc tế, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh ở trong và
ngoài nước;
- Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất vật liệu nhựa, bán thành phẩm, hóa chất, phụ gia, và khuôn mẫu;
- Sản xuất các sản phẩm nhựa công nghệ cao và sản phẩm nhựa dành cho xuất khẩu
- Phát triển ngành chế biến các chất thải từ sản phẩm nhựa và nhựa nguyên liệu
Dưới đây là một số mục tiêu đặt ra trong năm 2010:
- Tốc độ tăng trưởng hàng năm: 15%
- Tiêu thụ sản phẩm nhựa theo đầu người: 40kg/năm
- Nhựa vật liệu sản xuất trong nước đáp ứng được 50% nhu cầu thị trường
- 132,000 bộ khuôn mẫu/năm
- Xây dựng một cơ sở chế biến chất thải nhựa với công suất 200.000 tấn / năm
Triển vọngDo nhu cầu cấp thiết cần phải nâng cấp công nghệ sản xuất và đa dạng
hóa sản phẩm để duy trì và tăng khả năng cạnh tranh trong và ngoài
nước, Việt Nam đã nhập khẩu nhiều trang thiết bị và máy móc sản xuất
nhựa tiên tiến hơn cũng vật liệu nhựa chất lượng cao hơn.
Chính
Phủ đã phê duyệt về quy hoạch tổng thể phát triển ngành Nhựa Việt Nam
đến năm 2010; trong đó tập trung vào các dự án sản xuất nguyên liệu
nhựa. Hiện nay, nhiều dự án nguyên vật liệu cho ngành nhựa được đầu tư
xây dựng như: nhà máy sản x uất PP1, PP2, nhà máy sản xuất P E… Nếu các
dự án mới này đuợc thực hiện đúng tiến độ thì đến hết năm 2010 thì các
nhà máy mới này có thể nâng tổng công suất sản xuất thêm 1.2 triệu
tấn/năm. Do đó có thể giúp các doanh nghiệp chủ động hơn trong nguồn
cung nguyên liệu đầu vào và giảm rủi ro biến động giá nguyên liệu và
rủi ro về tỷ giá.
Mục tiêu sản lượng nguyên vật liệu trong nước năm 2010 (tấn/năm) Nguyên liệu | 2010 |
Bột PVC | 500.000 |
Hạt PP | 450.000 |
Hạt PE | 450.000 |
Màng BOPP | 40.000 |
Hoá dẻo DO P | 60.000 |
Hạt PS | 60.000 |
Tổng cộng | 1.560.000 |
Các nhà cung cấp chính Hiện
nay, vật liệu nhựa PVC và PET có thể được đáp ứng trong nước. Có hai
nhà sản xuất PVC với công suất tổng hợp 200.000 tấn/năm, trong đó 30%
là dành cho xuất khẩu và 70% là dành cho thị trường trong nước. Đó là
Công ty TPC Vina và Công ty Nhựa và Hóa chất Phú Mỹ. Ngoài ra, còn có
Công ty Formusa Việt Nam, công ty 100% vốn của Đài Loan với công suất
sản xuất nguyên liệu nhựa PET là 145.000 tấn/năm.
Tuy nhiên, Việt
Nam vẫn phải nhập khẩu 70 - 80% nguyên liệu nhựa, chủ yếu là PP, PE, PS
và Polyester và hầu hết các thiết bị và máy móc cần thiết cho sản xuất
sản phẩm nhựa.
Các nước cung cấp chính nguyên liệu nhựa cho Việt Nam: Đài Loan | 18% |
Hàn Quốc | 16% |
Thái Lan | 14% |
Singapore | 12% |
Nhật Bản | 6% |
Malaysia | 5,8% |
Hoa Kỳ | 5% |
Trung Quốc | 4% |
Ả rập xê út | 3,8% |
Các nước khác | 15% |
Việt
Nam nhập khẩu khoảng 95% các loại thiết bị và máy móc sản xuất nhựa.
Năm 2008, kim ngạch nhập khẩu máy móc và thiết bị sản xuất nhựa khoảng
363,760 triệu US$. Các nước mà Việt Nam nhập khẩu chính các loại thiết
bị và máy móc sản xuất nhựa năm 2008 là Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc
và Nhật Bản.
Các nhà cung cấp chính máy móc và thiết bị sản xuất nhựa cho Việt Nam:
Đài Loan | 20% |
Hàn Quốc | 18% |
Trung Quốc | 19% |
Nhật Bản | 13% |
Việt Nam | 5% |
Đức | 4% |
Ý | 4% |
Hoa Kỳ | 23% |
Các nước khác | 15% |
Nguồn: Bộ Công Thương